Các dạng bảo dưỡng máy bay

“Chúng tôi không nhìn vào máy bay như một tổng thể mà luôn nhìn nó với quan điểm luôn tìm kiếm những vấn đề có thể xảy ra với nó”

Bạn có biết nó nói về công việc gì không???

Vâng! Đó chính là công việc của một kỹ sư bảo dưỡng máy bay.

Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đang phát triển, đi theo nó là yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề an toàn trong mỗi chuyến bay, bảo trì máy bay là một thành phần thiết yếu của hệ thống hàng không, điều tra các sự cố lỗi trong mạng lưới an toàn của hệ thống. Có câu hỏi cho rằng lỗi của con người trong việc bảo trì máy có ảnh hưởng như thế nào đối với hàng không?

Công việc của Kỹ sư bảo dưỡng có thể không hào nhoáng như nghề phi công, tiếp viên hàng không nhưng nghề kỹ sư bảo dưỡng máy bay lại có vai trò quyết định tới sự sống còn của ngành công nghiệp hàng không trong nước cũng như thế giới. Người kỹ sư bảo dưỡng máy bay phải chắc chắn máy bay hay trực thăng và các bộ phận máy bay đều đảm bảo an toàn trước khi bay. Để làm được như vậy, chúng ta phải xem trọng đến yếu tố con người trong an toàn bảo dưỡng máy bay. Doanh nghiệp xem trọng yếu tố con người trong an toàn bảo dưỡng máy bay chính là họ đã xem trọng vấn đề an toàn bay cho hành khách.

Một số dạng bảo dưỡng máy bay:

  1. Bảo dưỡng ngoại trường:
  • Thực hiện công tác phục vụ bay: kiểm tra trước, giữa và sau chuyến bay cuối cùng trong ngày.
  • Sửa chữa hỏng hóc ngoại trường (kiểm tra, thay lốp …)
  • Thực hiện công tác bảo dưỡng kỷ thuật ở ngoài căn cứ chính
  1. Bảo dưỡng nội trường
  • Các dạng bảo dưỡng định kỳ theo giờ bay, theo niên hạn năm, chuyển mùa cho các máy bay                                                                                             
  • Các dạng bảo dưỡng đặc biệt áp dụng cho vùng khí hậu nhiệt đới, bay biển
  • Bảo dưỡng, hiệu nghiệm các bộ phận máy bay.
  • Các dạng bảo dưỡng định kỳ theo giờ bay, theo niên hạn năm, chuyển mùa cho các máy bay  
  • Các dạng bảo dưỡng đặc biệt áp dụng cho vùng khí hậu nhiệt đới, bay biển …
  • Bảo dưỡng, hiệu nghiệm các bộ phận máy bay.

Hiện có 5 loại kiểm tra bảo dưỡng máy bay chính: kiểm tra hàng ngày và kiểm tra A, B, C, D. Trong đó A, B là kiểm tra nhẹ; C, D là kiểm tra nặng.

  • Kiểm tra hàng ngày: Kiểm tra hàng ngày không cần phải được thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên nó phải được hoàn tất sau mỗi 24-60h thời gian bay. Máy bay được kiểm tra trực quan cho bất kỳ thiệt hại, bất kỳ phần nào đó của thân máy bay, kiểm tra mức chất lỏng, kiểm tra an ninh nói chung và sạch sẽ của sàn đáp, kiểm tra xem thiết bị khẩn cấp được cài đặt
  • Kiểm tra A (A Check): Phải được thực hiện mỗi 500 giờ hoặc hàng tháng, hoặc sớm hơn. Điều này thường diễn ra suốt đêm tại các cửa khẩu sân bay. Kiểm tra A bao gồm tất cả các khía cạnh của kiểm tra hàng ngày và cũng có thể: kiểm tra hệ thống oxy áp lực phi hành đoàn, kiểm tra đèn chiếu sáng khẩn cấp, bôi trơn mũi rút lại thiết bị truyền động bánh răng,kiểm tra áp lực thiết bị phanh đỗ xe và sử dụng “Built-in Test Equipment” (BITE) để kiểm tra các thiết bị điện tử trên máy bay.
  • Kiểm tra B (B Check): Đây là một kiểm tra hơi chi tiết hơn về thành phần và hệ thống. Thiết bị đặc biệt và các xét nghiệm có thể được yêu cầu. Các thành phần được tháo rời hoặc di chuyển một cách chi tiết.
    Chương trình bảo dưỡng hiện đại không sử dụng kiểm tra B. Vì một số lý do, các nhiệm vụ trước đây đòi hỏi phải có kiểm tra B, cho nhiều máy bay, nay được phân phối giữa kiểm tra A và kiểm tra C;
  • Kiểm tra C (C Check): Là kiểm tra đầy đủ từng thành phần riêng lẻ của chiếc máy bay cho các chức năng và bảo trì, kiểm tra kết hợp cả thị giác và quá trình hoạt động.Trong kiểm tra C, máy bay được đưa ra khỏi dịch vụ bay 3-5 ngày và cũng kết hợp các kiểm tra thấp hơn;
  • Kiểm tra D (D Check): Có thể mất 20 ngày hoặc hơn. Bao gồm tất cả các khía cạnh của các kiểm tra thấp hơn và cũng bao gồm: kiểm tra ổn định đính kèm bu lông, kiểm tra dầm sàn, kiểm tra chi tiết về cấu trúc hộp cánh.
  1. Bảo dưỡng, sửa chữa hỏng hóc, thay thế các khối lớn:
  • Sửa chữa các thiết bị và các hệ thống trên máy bay, cấu trúc thân vỏ
  • Điều chỉnh các cơ cấu điều khiển máy bay, điều khiển động cơ.
  • Đánh chóp cánh quay chính. Thay thế động cơ chính, động cơ phụ, hộp số chính, hộp số trung gian, hộp số đuôi, trục truyền đuôi
  • Thay thế ổ quay chính, quạt gió, đĩa tự động nghiêng, ổ cánh quạt đuôi, lá cánh quay chính, lá cánh quạt đuôi, hệ thống càng, bánh, lốp
  • Bảo dưỡng sửa chữa nhỏ phao hành khách, thuyền phao, phao máy bay…
  1. Cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật:
  • Thực hiện các nội dung cải tiến, thông báo kỹ thuật và kiểm tra có trọng điểm.
  • Phối hợp cùng Phòng kỹ thuật Tổng công ty, Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng, tăng giờ, tăng hạn sử dụng động cơ chính, giảm tốc chính máy bay và các thiết bị lẻ theo phân cấp kiểm tra.
  1. Các dạng bảo dưỡng, sửa chữa khác:
  • Bảo quản kỹ thuật – Bảo dưỡng ắc quy, các trang thiết bị mặt đất.
  • Sửa chữa cánh quay chính, cánh quạt đuôi, cơ khí, gò, tán.

(nguồn: tiểu luận An toàn trong bảo dưỡng Hàng không, HVHKVN)

Trả lời