Mỹ có chiến lược mới đối phó tên lửa siêu thanh và UAV

Chiến lược phòng thủ mới tập trung đối phó các mối đe dọa từ tên lửa siêu thanh, máy bay không người lái (UAV) trong khi tiếp tục hoàn thiện và củng cố năng lực truyền thống.Chiến lược phòng thủ mới tập trung đối phó các mối đe dọa từ tên lửa siêu thanh, máy bay không người lái (UAV) trong khi tiếp tục hoàn thiện và củng cố năng lực truyền thống.

Quân đội Mỹ vừa phát hành chiến lược phòng không và phòng thủ tên lửa (ADM) mới, nhằm xây dựng các đơn vị đa năng để đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên như máy bay không người lái và tên lửa siêu thanh, trung tướng James Dickinson, chỉ huy Bộ tư lệnh Phòng thủ tên lửa nói với Defence News, trong cuộc phỏng vấn ngay trước thềm Hội nghị chuyên đề toàn cầu của quân đội Mỹ.

4 tâm điểm chiến lược

Tướng Dickinson cho biết thêm chiến lược này sẽ vạch ra lộ trình cho các lực lượng phòng không và tên lửa trong tương lai, bằng cách sử dụng các khả năng được trang bị và đang phát triển. Các nguyên lý của chiến lược phòng thủ mới đã được triển khai trong vài năm trở lại đây, nhằm đảm bảo phòng thủ tên lửa có thể bảo vệ lực lượng mặt đất, tài sản quan trọng trên chiến trường và các khu vực hoạt động khác.

My co chien luoc moi doi pho ten lua sieu thanh va UAV hinh anh 1
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ triển khai trên đảo Guam. Ảnh: U.S Army.

Chiến lược này được xây dựng xung quanh lực lượng phòng thủ tên lửa phù hợp với mục tiêu rộng lớn của quân đội, nhằm xây dựng lực lượng hiện đại hóa hoàn toàn và có thể thực hiện các hoạt động đa nhiệm vào năm 2028.

Chiến lược được xây dựng trong 4 nỗ lực chính gồm: phát triển các giải pháp phù hợp với phòng thủ tên lửa mới; xây dựng cấu trúc lực lượng phù hợp để chiến đấu trong các hoạt động đa miền; cung cấp lực lượng phòng thủ tên lửa sẵn sàng và được đào tạo bài bản; và xây dựng năng lực để duy trì sự hiện diện phía trước với các đồng minh và đối tác.

Cảm biến phòng không thay radar ADM

Ngoài ra, chiến lược hướng đến mục tiêu thiết lập hạ tầng cảm biến phòng không và phòng thủ tên lửa thay thế cho radar ADM của hệ thống phòng không Patriot. Quân đội vẫn cam kết khả năng phòng thủ gián tiếp chống lại các mối đe dọa từ rocket, đạn pháo và cối, cũng như tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

Bên cạnh đó, quân đội sẽ thêm hệ thống phòng không tầm ngắn M-SHORAD để tạo ra hệ thống phòng thủ nhiều lớp. Hệ thống này đang phát triển nhanh chóng để lấp đầy khoảng trống về khả năng khẩn cấp ở khu vực châu Âu.

My co chien luoc moi doi pho ten lua sieu thanh va UAV hinh anh 2
Hệ thống phòng không tầm thấp M-SHORAD sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Ảnh: Boeing.

Tất cả hệ thống sẽ được liên kết với nhau và kết nối đến trung tâm chỉ huy tác chiến phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp, đóng vai trò bộ não của các hệ thống và gắn kết chúng với nhau trên chiến trường.

Chiến lược mới tiếp tục theo đuổi các hệ thống vũ khí năng lượng định hướng, gồm hệ thống vũ khí laser gắn trên xe chiến đấu bộ binh Stryker để bảo vệ các đơn vị bộ binh cơ giới, chống lại các mối đe dọa từ tên lửa, pháo, cối và máy bay không người lái. Hệ thống vũ khí laser mới dự kiến hoạt động từ năm 2024.

Quân đội dự định thiết kế lại lực lượng ADM trong tương lai thành các tiểu đoàn đa nhiệm, có thể kết hợp các khả năng và điều chỉnh theo từng nhiệm vụ. Ngoài các tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot hiện có, quân đội sẽ xây dựng các tiểu đoàn M-SHORAD mới. Đơn vị đầu tiên dự kiến sẵn sàng chiến đấu vào năm 2021 và thêm 3 tiểu đoàn nữa vào năm 2021.

Quân đội Mỹ thay đổi chiến lược ADM gần đây nhất vào năm 2012, đến năm 2015, bản hướng dẫn mới được cung cấp. Tướng James Dickinson cho biết các mối đe dọa đã thay đổi rất nhiều trong 4 năm qua: “Chúng ta có một môi trường được đặc trưng bởi các mối đe dọa ngày càng phức tạp, tăng cường độ hoạt động và cạnh tranh quyền lực lớn”, tướng Dickinson nói.

Các mối đe dọa cũng nhanh chóng trưởng thành từ những gì được thiết kế trước đó. Kẻ thù có hệ thống máy bay không người lái, tên lửa hành trình và công nghệ tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh ngày càng tiến bộ, do đó Mỹ phải thay đổi kịp thời để đối phó.

Quân đội Mỹ muốn có siêu pháo bắn xa tới 1.600 km

Mỹ đang phát triển loại siêu pháo có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới hơn 1.600 km để đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Nga và Trung Quốc.

TT Trump muốn hệ thống phòng thủ kiểu ‘Chiến tranh giữa các vì sao’

Tổng thống Donald Trump muốn xây dựng hệ thống cảm biến trong không gian để phát hiện và theo dõi tên lửa đối phương, hồi sinh sáng kiến phòng thủ tên lửa của những năm 1980.

Trả lời