Vào 25 tháng 8 năm 2016, Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàng Quốc (Korea Aerospace Research Institute (KARI) thông báo Máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên của Hàn Quốc EAV-3 đã bau thử thành công với thời gian bay 90 phút ở độ cao 18.5km vào ngày 12/08/2016, đưa Hàn Quốc là nước thứ 3 trên thế giới làm chủ công nghệ máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời.
EAV-3 là máy bay 100% sử dụng năng lượng không ô nhiễm môi trường nhờ năng lượng mặt trời và pin lưu trữ và bay ở tầng bình lưu. Khi trời đủ nắng, máy bay bay hoàn toàn nhờ pin mặt trời đặt ở trên cánh, đồng thời phần năng lượng dư thừa được nạp cho pin lưu trữ để sử dụng khi nắng yếu và vào ban đêm. EAV-3 có sải cánh dài 20m nhưng khối lượng chỉ có 53kg
KARI đã liên tục cải tiến để có thể chế tạo ra phiên bản EAV-3 có khả năng bay ở tâng bình lưu trong thời gian dài. Ví dụ, năm 2013, phiên bản đầu bay được 22h ở độ cao 5km và đạt độ cao 10km vào năm 2014 và bay liên tục 25h
Trước Hàn Quốc, hai mẫu máy bay năng lượng mặt trời Zephyr của công ty công nghệ quân sự Qinetiq (Anh) và Helios của công ty AeroVironment (Mỹ) đều đã bay thử thành công ở độ cao 18km.
Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đang gặp khó khăn trong việc phát triển máy bay không người lái năng lượng mặt trời có thể hoạt động ở tầng bình lưu (Stratosphere) để có thể mở rộng hàng loạt các ứng dụng tiềm năng của máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời. Ví dụ, hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời ở tầng bình lưu lớn hơn rất nhiều so với ở tầng đối lưu bởi vì ở tầng bình lưu có ít mây và ít gió hơn. Ngoài ra, tầng bình lưu cũng không bị kiểm soát không lưu và máy bay bay ở tầng đó sẽ chịu ít ràng buộc, hạn chế. Tuy nhiên, mật độ không khí loãng và nhiệt độ thấp ở tầng bình lưu cũng là một trở ngại ảnh hưởng đến tính khả phi của UAV.
Lợi ích của máy bay không người lái
KARI cho biết, chính phủ Hàn Quốc sẽ tài trợ thêm kinh phí trong thời gian tới để phát triển máy bay không người lái năng lượng mặt trời. Máy bay không người lái năng lượng mặt trời sẽ có tiềm năng ứng dụng rất lớn như theo dõi/quan sát thời gian thực mặt đất, thu thập dữ liệu tầng khí quyển, theo dõi thời tiết, truyền hình ảnh trực tuyến …
Ngoài EAV-3, KARI đã bắt đầu phát triển máy bay không người lái năng lượng mặt trời từ 2010 với nguồn hỗ trợ từ Bộ khoa học. Các dự án đã chứng minh nỗ lực của KARI trong việc phát triển máy bay không người lái năng lượng mặt trời trong đó có việc ứng dụng kết cấu nhẹ, cánh quạt hiệu suất cao, định vị dẫn đường chính xác … để máy bay có thể bay ổn định trong điều kiện khắc nghiệt về mật độ không khí và nhiệt độ.
(nguồn: KARI)
Bài viết cùng chuyên mục
Trên tay Logitech Flight Yoke System: cần lái tập lái máy bay tại nhà
Mình thích máy bay và các trò Flight Sim, nhân dịp Microsoft sắp ra mắt MSFS 2020, mình [...]
Cấu hình để chơi mượt Flight Simulator 2020? Cần những gear gì?
Vậy là cái phần mềm bay mô phỏng Microsoft Flight Simulator 2020 đã lên kệ rồi, [...]
Bản vẽ F22 Raptor flat
[...]
Bản vẽ X-schuttle
Download bản vẽ X-Schuttle tại đây [...]
Th11
Bản vẽ Polaris Scale
Download bản vẽ Polaris Scale tại đây [...]
Bản vẽ BD-5
Download bản vẽ BD-5 tại đây [...]
Bản vẽ SU31 Flat
Download bản vẽ SU31 Flat tại đây [...]
Bản vẽ Su37 Flat
Download bản vẽ Su37 Flat tại đây [...]